Thứ Tư, 29 tháng 10, 2008

Đại học Đông Dương không cùng hệ thống với Đại học Quốc gia Việt Nam

Université de l'Indochine n'est pas le même système avec l'Université nationale du Viet Nam


Các cơ sở Đại học trong nền văn hóa giáo dục Việt Nam hiện đại...:

1906

Thành lập Trường Đại học Đông Dương(Quyết định số: 1514a, ngày 16/5/1906 của Toàn quyền Đông Dương). Trường ĐH Đông Dương đặt trụ sở tại 19 - Lê Thánh Tông - Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, cơ sở này thuộc về Trường ĐHQG Việt Nam; sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc do Trường ĐHTH Hà Nội quản lý và sử dụng và nay là một trong những cơ sở của ĐHQGHN.

1945

Trường Đại học Quốc gia Việt Nam khai giảng khoá đầu tiên vào 15/11/1945 dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên được thành lập dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quan điểm giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn khác quan điểm giáo dục của Toàn quyền Đông Dương (xin xem giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh )

1951

Nhà nước ta thành lập Trường Khoa học Cơ bản (tại Chiến khu Việt Bắc). Đây là một trong những trường tiền thân của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội sau này.

1956

Thành lập Trường đại học Tổng hợp Hà Nội - trường đại học khoa học cơ bản (khoa học Tự nhiên và khoa học Xã hội & Nhân văn) đầu tiên ở miền Bắc sau hoà bình lập lại. Trường ĐHTH Hà Nội trực tiếp sử dụng cơ sở vật chất của các Trường ĐH Đông Dương (1906), Trường ĐHQG Việt Nam (1945) và Trường Khoa học Cơ bản (1951).
Mục đích đào tào, Phương pháp đào tạo, Chương trình đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy, đội ngũ giảng dạy của Đại học của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội rất khác với Đại học Đông Dương. Sau này, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng thế (xin xem các tư liệu về giáo dục ở Việt Nam, xin đọc Hồ Chí Minh toàn tập, xin đọc giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh giảng dạy ở các trường Đại học Việt Nam)

Thành lập Trường đại học Sư phạm Hà Nội, trong đó có khoa Ngoại ngữ, sau này tách ra thành Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.

(Cả hai trường đại học: ĐHTHHN và ĐHSPHN cùng chung Quyết định thành lập số 2183/TC ngày 4/6/1956 của Chính phủ).


Ghi chú:
1. Cần phân biệt văn hóa giáo dục trong nền văn hóa Việt Nam với giáo dục của Việt Nam:
Đại học Đông dương là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam hiện đại (thời Pháp thuộc)
Đại học Đông không phải là sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam.
2.Một thí dụ so sánh
Ở trình độ cử nhân, ai cũng biết rằng văn hóa kiến trúc trong nền văn hóa Việt Nam là khác nghệ thuật kiến trúc Việt Nam :
Nhà hát lớn là thành tựu của văn hóa kiến trúc Việt Nam (thời Pháp thuộc)
Nhà hát lớn không phải thành tựu của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam. (do các KTS Việt Nam sáng tác).
3. Cần phần biệt cụm từ "Trường Đại học Quốc gia Việt Nam" với cụm từ: "Đại học Quốc gia Hà Nội'

LỄ KỶ NIỆM 50 NĂM TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI (1956-2006)

Sáng ngày 15/10/2006, tại Hội trường KTX Mễ Trì đã diễn ra Lễ trọng thể Kỷ niệm 50 năm truyền thống Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (1956-2006).
Đến dự buổi Lễ có: Nguyên Chủ tịch Nước Trần Đức Lương; GS.TSKH.Bành Tiến Long - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS.TSKH.Đào Trọng Thi - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Các nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Hiệu trưởng của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trường Đại học Khoa học Tự nhiên qua các thời kỳ; đại diện một số Viện nghiên cứu, Trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước; đông đảo các thế hệ cán bộ và học sinh, sinh viên, học viên đã và đang công tác, học tập và làm việc tại trường; các khách mời trong nước và quốc tế; cơ quan thông tin Báo chí, Phát thanh và truyền hình đã tới dự và đưa tin.

PGS.TS.Vũ Đức Minh - Phó Hiệu Trưởng nhà trường đã giới thiệu sơ lược về truyền thống gần 40 năm của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và hơn 10 năm tiếp nối của trường Đại học Khoa học Tự nhiên - một trong những trường đại học đầu tiên của đất nước có nhiệm vụ chính trị là đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản, có đức, có tài, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính từ nơi đây, đã đào tạo được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học ưu tú và danh tiếng cho đất nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, Trường đã khẳng định được vị thế của mình trong nước, khu vực và còn trên trường quốc tế. Nhà trường đã vinh dự được phong tặng danh hiệu đơn vị “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” vào năm 2000 và được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh vào năm 2001. Năm 2005, Khối chuyên Toán-Tin của Trường cũng được phong danh hiệu " Anh hùng lao động".

Nhà giáo Nhân dân, GS.TSKH. Nguyễn Văn Mậu - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường đọc diễn văn nêu lên quá trình ra đời và phát triển suốt nửa thế kỷ qua của Trường, những thành tựu to lớn và độc đáo về Giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, những hướng phấn đấu trong thời gian tới và quyết tâm của toàn thể Ban Lãnh đạo cũng như của cán bộ, nhân viên của Trường, phấn đấu sớm trở thành một trường đại học nghiên cứu tiên tiến, dần dần đạt trình độ Khu vực và quốc tế.
Nhân dịp này, Nhà trường ghi nhận công lao của các nguyên Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy các khóa của Trường Đại học Tổng hợp và trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Các tập thể và các cá nhân cán bộ, nhân viên có nhiều thành tích đóng góp xây dưng trường thời gian qua cũng đựoc Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động và Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

GS.TSKH. Bành Tiến Long - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao tặng Trường ĐHKHTN bức trướng mang dòng “Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 50 năm xây dựng và phát triển 1956-2006”.
GS.TSKH. Bành Tiến Long - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và GS.TSKH.Đào Trọng Thi - Giám đốc ĐHQGHN phát biểu khẳng định vai trò quan trọng của Trường ĐHKHTN trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, những đóng góp to lớn của Trường trong việc phát hiện, bồi dưỡng tài năng cũng như mở ra các mô hình đào tạo mới và khích lệ sự phân đấu của Trường trong thời gian tới.
Các đại biểu đại diện cho Lãnh đạo, Giáo sư, cán bộ, sinh viên của trương đã phát biểu ôn lại những kỷ niệm trên chặng đường xây dựng và phát triển 50 năm qua và tin tưởng rằng trong thời gian tới Nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống của mình đưa trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành trường đại học nghiên cứu tiên tiến đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.
Đại diện 2 tổ chức hợp tác truyền thống là Đức và Singapore cũng đã có bài phát biểu khẳng định uy tín trong hợp tác quốc tế của Nhà trường.
Ở cơ sở chính của Trường tại 334 Nguyễn Trãi, sinh viên các Khoa đã tổ chức cắm trại và liên hoan văn nghệ chào mừng 50 năm ngày truyền thống của Trường.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2008

Đại học Quốc gia Hà Nội không chung nguồn gốc với Đại học Đông dương.

Căn cứ vào tư liệu lịch sử.
Căn cứ vào tư liệu giáo dục của nền giáo dục cách mạng Việt Nam.
Căn cứ vào các giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào việc kỷ niệm 100 năm của các trường đại học ở Viêt Nam (?)
Căn cứ vào tư liệu giáo dục của chính quyền Đông dương.

Các nhà khoa học xã hội có trình độ đều khảng định:
1. Đại học Quốc gia Hà Nội không chung nguồn gốc với Đại học Đông dương.
2. Đại học Quốc gia Hà Nội không thể có thời gian kỷ niệm 100 năm.

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từng là một trường đại học lớn ở Việt Nam, là một trong 3 trường đại học hình thành nên Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từng là một trường đại học lớn ở Việt Nam, là một trong 3 trường đại học hình thành nên Đại học Quốc gia Hà Nội.

[sửa] Lich sử

Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, là một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, đa lĩnh vực. Địa điểm của trường tại 19 phố Lê Thánh Tông - Hà Nội, vốn trước Cách mạng tháng Tám, là địa điểm của trường Đại học Đông Dương, do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là ông Ngụy Như Kon Tum.

Năm 1993 chính phủ Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội thành một trường lấy tên Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hiện tại, Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm trường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và trường Đại học Kinh tế [1].

[sửa] Xem thêm

Sự ra đời của Đại học Đông Dương qua tài liệu lưu trữ

Sự ra đời của Đại học Đông Dương qua tài liệu lưu trữ
[Xem hinh dung kich co]
Ảnh chụp lại tài liệu từ Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp của ThS Nguyễn Anh Thu - Phó trưởng Ban Quan Hệ Quốc tế ĐHQGHN trong chuyến công tác cuối năm 2005

Hiện nay Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (Centre des Archives d’Outre-Mer) tại Aix-en Provence (miền Nam nước Pháp) và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội) còn bảo quản một khối lượng lớn tài liệu về Đại học Đông Dương (Université Indochinoise) từ khi thành lập (1906) cho đến khi người Pháp chính thức rời khỏi Việt Nam (1954).

Những tài liệu này chủ yếu tập trung trong các phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (fonds du Gouvernement général de l’Indochine - GGI), phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (fonds de la Résidence supérieure au Tonkin - RST) và khối tài liệu của Bộ Pháp quốc Hải ngoại (Ministère de la France d’Outre-Mer - FOM). Ngoài ra, hai Trung tâm Lưu trữ Quốc gia này còn bảo quản một khối lượng lớn những tài liệu khác có liên quan trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của trường Đại học Đông Dương (ĐHĐD) và về hai cuộc cải cách giáo dục ở Đông Dương do hai viên Toàn quyền Pháp là Paul Beau và Albert Sarraut là những người khởi xướng. Bài viết sẽ giới thiệu hai tài liệu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đối với việc xác định mốc thời gian ra đời của trường đại học nổi tiếng này.

Tài liệu thứ nhất: Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 do Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ký ban hành. Nghị định này có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó chính là văn bản khai sinh ra trường đại học đầu tiên theo mô hình của Pháp tại Đông Dương.

Điều 1 của Nghị định ghi rõ:

“Nay thành lập ở Đông Dương, dưới tên gọi trường đại học, một tập hợp các khoá đào tạo bậc đại học cho các sinh viên xứ thuộc địa và các nước láng giềng.

Cơ sở đào tạo này có nhiệm vụ phổ biến ở Viễn Đông, chủ yếu là thông qua tiếng Pháp, những kiến thức về các ngành khoa học và các phương pháp châu Âu” (1)

Mục đích thành lập Trường được ghi rõ trong Nghị định số 1514a là nhằm “đào tạo nhân viên bản xứ cho các bộ máy hành chính địa phương hoặc các cơ quan chuyên môn thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương”(điều 9).

Theo Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906, trường ĐHĐD được tổ chức bởi 5 trường thành viên:

1. Trường Cao đẳng Luật và Pháp chính (Ecole supérieure de Droit et Administration) gồm ba khoa dự kiến được thành lập bởi Hội đồng Hoàn thiện Giáo dục Bản xứ (Conseil de Perfectionnement de l’Enseignement Indigène), trong đó khoa thứ nhất đã có từ trước, đó chính là trường Hậu bổ Hà Nội (Ecole d’Administration de Hanoi) được thành lập theo Nghị định ngày 20-6-1903, là nơi đào tạo nên hệ thống quan lại cho bộ máy hành chính người bản xứ.

2. Trường Cao đẳng Khoa học (Ecole supérieure des Sciences): gồm các ngành Toán, Vật lý, Hóa học và sinh vật. Nhiệm vụ của trường là đào tạo những người làm công tác nghiên cứu khoa học và những giáo viên trung học hoặc cao đẳng sư phạm. Trường được trang bị các phòng thí nghiệm và khoá học của năm thứ nhất thì không phải chỉ dành riêng cho sinh viên của trường này mà còn cho sinh viên của các trường khác như trường Y, trường Xây dựng dân dụng.

3. Trường Cao đẳng Y khoa (Ecole supérieure de Médecine): đây chính là Trường Y khoa Hà Nội (Ecole de Médecine de Hanoi) được thành lập theo Nghị định ngày 8/1/1902 và được tổ chức lại theo Nghị định ngày 25/10/1904 do Toàn quyền Paul Beau ký ban hành. Theo Nghị định ngày 25/10/1904, trường Y Hà Nội được đổi tên thành trường Y Đông Dương (Ecole de Médecine de l’Indochine). Nhiệm vụ của trường là đào tạo y sĩ và dược sĩ phụ tá (médecin et pharmacien auxiliaire), hạn học 4 năm về y tá và 3 năm về dược. Trong trường còn có lớp nữ hộ sinh bản xứ (sage-femme indigène), học trong hai năm.

4. Trường Cao đẳng Xây dựng dân dụng (Ecole supérieure du Génie Civil) với ba khoa dự kiến được thành lập, trong đó khoa Cầu - Đường bộ, Đường sắt và Mỏ chính là những ngành của trường Công chính (Ecole des Travaux publics) được thành lập theo Nghị định ngày 22/2/1902.

5. Trường Cao đẳng Văn chương (Ecole supérieure des Lettres): dạy Ngôn ngữ và Văn học cổ điển phương Đông, Lịch sử và Địa lý các nước Viễn Đông, Lịch sử văn học Pháp và nước ngoài, Lịch sử triết học và Lịch sử nghệ thuật.

Kèm theo Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 là bản Nội quy của Trường do Tổng Giám đốc Học chính (Directeur général de l’Instruction publique) Gourdon ký ngày 12/10/1907, xác định rõ thành phần sinh viên cùng đội ngũ giáo viên và chương trình của năm học đầu tiên 1907-1908 (2)

Bổ sung cho Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 là hai Nghị định số 577 và 578 cùng ngày 17/2/1908 do Toàn quyền Paul Beau ký về việc thành lập Ban Thư ký và bổ nhiệm ông Hanri Russier làm Thư ký trường ĐHĐD (3)

Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 và những tài liệu đi kèm cho chúng ta thấy, ĐHĐD được thành lập trên cơ sở một số trường đã được thành lập trước đó và có mở thêm một số ngành đào tạo mới. Điều đó chứng tỏ rằng, sự thành lập ĐHĐD không phải là một việc làm hứng thú nhất thời của một cá nhân nào mà sự kiện này là kết quả của một quá trình vận động logic trong lịch sử. Quá trình vận động đó, qua tài liệu lưu trữ, chính là cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất ở Đông Dương mà Paul Beau là người khởi xướng, bắt đầu bằng việc thành lập Sở học chính, một tổ chức “chịu trách nhiệm đưa ra một sự xung động toàn thể về sự nghiệp giáo dục trong toàn xứ Đông Dương” do Gourdon làm Tổng Giám đốc.

Chính thức nhậm chức Toàn quyền ngày 15/10/1902, ngay từ 1904, Paul Beau đã ký nhiều nghị định nhằm xác định những nét lớn trong tổ chức giáo dục Pháp-bản xứ, trong đó có Nghị định thành lập Hội đồng Hoàn thiện Giáo dục Bản xứ (Conseil de Perfectionnement de l’Enseignement Indigène) được Paul Beau ký ngày 9/3/1906.

Với trách nhiệm “nghiên cứu những điều kiện để thành lập và hoạt động của một trường đại học gồm các môn giảng dạy ở bậc đại học dành cho người bản xứ và người châu á” (4), vào ngày 11/4/1906, trong phiên họp thứ nhất, sau nhiều cuộc tranh luận, Hội đồng Hoàn thiện Giáo dục Bản xứ đã nhất trí đề nghị lên Toàn quyền việc thành lập ĐHĐD và được Toàn quyền chuẩn y bằng Nghị định số 1514a ngày 16-5-1906 như đã giới thiệu ở trên.

Trường được phép làm lễ khánh thành bằng Nghị định ngày 12/6/1907 và ngày 10/11/1907, lễ khánh thành được tổ chức tại Phủ toàn quyền cũ (khu nhượng địa) ở Hà Nội, dưới sự chủ tọa của Thống sứ Bắc Kỳ De Miribel.

Cuối tháng 11/1907, Trường đã tổ chức lễ khai giảng đầu tiên với sự có mặt của 94 sinh viên mới, 62 sinh viên dự thính và 37 sinh viên năm thứ nhất trường Y sẽ tham dự một số giờ học của môn khoa học của Trường, tổng cộng gồm 193 sinh viên (5). Trong năm học đầu tiên này, một số viên chức các sở chuyên môn tuy không theo học chính thức nhưng cũng được phép tham gia các giờ thực hành tại các trường thuộc ĐHĐD(6).

Tuy nhiên, sau khi năm học đầu tiên này kết thúc, ĐHĐD đã đột ngột đóng cửa, không bởi một văn bản pháp lý nào, không cả một lời giải thích của bất cứ một vị quan chức nào trong bộ máy chính quyền thuộc địa.

Mặc dù ĐHĐD đã phải đóng cửa sau một năm hoạt động vì chương trình đào tạo của nó còn nhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tế lúc đó, song thực tế cũng đã chứng minh rằng, những sinh viên được ĐHĐD đào tạo dù chỉ trong một năm học cũng đã không ngừng đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều sinh viên của Trường đã tiếp thu được những khái niệm vững chắc cần thiết cho nghề nghiệp của họ, sự ham thích thực sự đối với khoa học, và nhất là về phương pháp giảng dạy, phương pháp mà sau này đã được phát hiện trong rất nhiều sách giáo khoa phổ biến khoa học tập hợp về sau do một vài người trong số họ soạn ra(7).

Trong vòng 10 năm, từ giữa 1907 đến 1917, sau cuộc cải cách của Paul Beau, nền giáo dục bậc cấp 2, cả giáo dục bản xứ lẫn giáo dục Pháp ở Đông Dương đã phát triển tốt hơn chuẩn bị cho những sinh viên theo được giáo dục cấp 3, tạo điều kiện vững chắc cho sự hồi sinh của ĐHĐD vào năm 1917. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất của Paul Beau, trên thực tế, đã đặt nền móng cho toàn bộ nền giáo dục ba cấp của Pháp ở Việt Nam.

Có thể nói rằng, sự ra đời của ĐHĐD gắn liền với tên tuổi của Paul Beau, Toàn quyền thứ 13 của Pháp ở Đông Dương và quá trình hình thành trường đại học đầu tiên của xứ thuộc địa này cũng gắn liền với công cuộc cải cách giáo dục ở Đông Dương mà Paul Beau là người khởi xướng.

Tài liệu thứ hai: bộ “Học chính tổng quy” (Règlement général de l’Instruction publique) do Toàn quyền Albert Sarraut ban hành bằng Nghị định ngày 21-12-1917(8).

Với 7 chương gồm 558 điều, bộ “Học chính tổng quy” của Albert Sarraut đã chia nền giáo dục ở Việt Nam làm 3 cấp:

+ Đệ nhất cấp: hệ tiểu học (Enseignement primaire) bao gồm các trường tiểu học toàn cấp (Ecoles Primaire de plein exercice) và các trường sơ đẳng tiểu học (Ecole Primaire Elémentaire).

+ Đệ nhị cấp: hệ trung học gồm cao đẳng tiểu học (học trong 4 năm để thi lấy bằng cao đẳng tiểu học, gọi là bằng Thành chung hay Diplôme) và trung học, học trong 2 năm để thi lấy bằng Tú tài (Diplome de bachelier)

Toàn bộ các trường tiểu học và trung học đều nằm trong hệ thống các trường Pháp-Việt. Ngoài ra còn có hệ thực nghiệp ở lẫn trong cả hai bậc giáo dục: ở bậc tiểu học có các trường dạy nghề mộc, rèn, nề, trường gia chánh (Ecole ménagère). ở bậc trung học có các trường thực nghiệm toàn cấp (Ecole professionnelle de plein exercice). Theo quy định của bộ “Học chính tổng quy”, hệ phổ thông sau khi tốt nghiệp trung học, học sinh sẽ thi vào các trường cao đẳng, còn hệ thực nghiệp thì tùy tính chất của từng loại trường và số năm học (tương ứng với tiểu học hoặc trung học), sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc ở các cơ sở sản xuất.

+ Hệ cao đẳng: về nguyên tắc tổ chức, các trường Cao đẳng Đông Dương họp lại thành trường ĐHĐD nhưng trên thực tế, các trường Cao đẳng này chưa thành lập hết nên trong “Học chính tổng quy”, hệ cao đẳng chỉ được nêu một cách khái quát như sau:

- Trường Sĩ hoạn ở Hà Nội (Ecole des Mandarins à Hanoi) và trường Hậu bổ ở Huế (Ecole d’Administration à Hué) là những trường chuyên đào tạo quan lại, theo quy chế này sẽ ngừng hoạt động và tổ chức lại trực thuộc Giám đốc ĐHĐD quản lý.

- Trường Y Đông Dương (Ecole de Médecine de l’Indochine) thành lập theo Nghị định ngày 25/10/1904 và trường Cao đẳng Thú y Đông Dương (Ecole Supérieure Vétérinaire de l’Indochine) thành lập theo Nghị định ngày 15/9/1917 vẫn tiếp tục hoạt động.

- Trường Công chính (Ecole des Travaux publics) thành lập theo Nghị định ngày 22/2/1902 và tổ chức lại theo Nghị định ngày 15/4/1913 sẽ trực thuộc vào Giám đốc ĐHĐD.

- Bỏ các lớp dạy luật (Cours de Droit) được thành lập theo Nghị định ngày 29/3/1910.

Bổ sung cho Nghị định ngày 21/12/1917 ban hành bộ “Học chính tổng quy” là Quy chế chung về giáo dục bậc Cao đẳng ở Đông Dương (Règlement général de l’Enseignement supérieur)(9) được Toàn quyền Albert Sarraut ban hành lần đầu tiên bằng Nghị định ngày 25-12-1918 và sau đó không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế (10). Đây là một văn bản có tính chất pháp lý quan trọng đối với giáo dục bậc cao đẳng ở Đông Dương nói chung và đối với tổ chức ĐHĐD nói riêng.

Như vậy là, trên thực tế, kể từ khi ĐHĐD do Toàn quyền Paul Beau sáng lập ra theo Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 đã ngừng hoạt động không bởi một văn bản pháp lý nào cho tới khi Nghị định ngày 31/12/1917 được Toàn quyền Albert Sarraut ban hành, chính quyền thuộc địa đã không ra thêm một văn bản nào khác về ĐHĐD. Điều này hoàn toàn logic bởi vì người ta không thể ra một văn bản để thành lập một tổ chức vẫn còn đang tồn tại dù chỉ là trên giấy tờ. Hơn nữa, ĐHĐD được nhắc tới trong bộ “Học chính tổng quy” này, về thực chất, được tập hợp từ các trường thành viên của ĐHĐD do Paul Beau sáng lập ra. Có thể nói rằng, nếu sự ra đời của ĐHĐD gắn liền với chương trình cải cách giáo dục lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam mà Paul Beau là người khởi xướng thì sự tái thành lập của Trường lại không thể tách rời chương trình cải cách giáo dục lần thứ hai của Albert Sarraut, Toàn quyền thứ 23 của Pháp ở Đông Dương(11). Với bộ “Học chính tổng quy”, Albert Sarraut đã làm cho trường ĐHĐD được hồi sinh sau 10 năm ngừng hoạt động.

Hai tài liệu trên đây là những chứng cứ xác thực để chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: trường Đại học Đông Dương được thành lập ngày 16/5/1906 và được tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong lịch sử giáo dục ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng bắt đầu từ ngày 31/12/1917. Những chứng cứ này tồn tại một cách khách quan, đang được lưu giữ tại các cơ quan lưu trữ Việt Nam và Pháp là những tư liệu đáng tin cậy cho những ai quan tâm nghiên cứu về lịch sử Đại học Đông Dương và lịch sử giáo dục đại học Việt Nam.

Nhắc lại câu nói của Seignobos, nhà sử học nổi tiếng của Pháp vào trước năm 1914: “Không có tài liệu, không có gì để viết” (Sans documents, il n’y a pas d’histoire à écrire)(12), tác giả bài này hy vọng những tài liệu được giới thiệu trên đây sẽ đóng góp tích cực vào công trình nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội mang tên “Đại học Đông Dương - Đại học Quốc gia Hà Nội - chặng đường một thế kỷ ”, công trình khoa học chào mừng lễ kỷ niệm 100 năm Đại học Đông Dương ở Việt Nam.

Đ.T.D

(*) Tiến sĩ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.








(1)Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp (Centre des Archives d’Outre-Mer à Aix-en Provence - CAOM), GGI, hồ sơ: 48.042.

(2) CAOM, GGI, hồ sơ: 48.042.

(3) CAOM, GGI, hồ sơ: 48.041.

(4) Direction de l’Instruction Publique - C. Mus, Directeur de l’Ecole supérieure de Pédagogie de l’Université Indochinoise: “La Première Universitộ Indochinoise”, Hanoi, Imprimerie G. Taupin & Cie, 1927, tr. 2.

(5) “La Première Université Indochinoise”, Sđd, tr.8.

(6) Có hai viên chức thuộc Sở Nông Lâm Thương mại Đông Dương được phép tham gia các giờ thực hành tại các trường thuộc Đại học Đông Dương: Bùi Văn Thuận, nhân viên chính ngạch hạng hai và Nguyễn Như Phan, phụ tá thư ký hạng hai được phép theo các môn Hoá học đại cương, Hoá công nghiệp, Thực vật và Động vật. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (TTLTQG I), GGI, hồ sơ: 2819.

(7) Trần Văn Thông (Đốc học, Directeur des cours à l’Ecole des Hậu bổ ): “ấu học Quốc ngữ Tân thư”, Hà Nội - Hải Phòng, Imprimerie d’Extrême-Orient, 1908. Sách gồm 2 phần: phần I có 3 tập: tập 1 (Toán pháp); tập 2 (Địa dư); tập 3 (Cách trí - Vệ sinh); phần II: Cai trị - Lễ pháp - Phong tục.

(8) Journal officiel de l’Indochine francaise, số 29, ngày 10/4/1918, tr. 607.

(9) Direction de l’Instruction publique: Réglement général de l’Enseignement supérieur, deuxième édition, Hanoi - Haiphong, Imprimerie d’Extrême-Orient, 1921.

(10) Nghị định ngày 25/12/1918 được bổ sung và sửa đổi bằng các Nghị định ngày 13/12/1923, 17/10/1924, 8/5/1926, 2/7/1926, 19/10/1927, 26/4/1928, 4/11/1928, 31/7/1929 và 30/11/1930 của Toàn quyền Đông Dương.

(11) Albert Sarraut được bổ nhiệm làm Toàn quyền của Pháp ở Đông Dương hai lần. Lần thứ nhất được bổ nhiệm bởi Sắc lệnh ngày 1/6/1911, chính thức nhậm chức ngày 15/11/1911 và lần thứ hai được bổ nhiệm bởi Sắc lệnh ngày 7/11/1916, chính thức nhậm chức ngày 22/1/1917.

(12) Trích theo Bùi Quang Tung (Membre de l’Ecole francaise d’Extrême - Orient): Pour une meilleure conservation des Archives vietnamiennes, France - Asie, N. 109-110, juin-juillet 1955, tr. 742.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2008

Giám đốc ĐHQG Hà Nội- GS.VS Đào Trọng Thi và hai Phó giám đốc: GS.TS Mai Trọng Nhuận & GS.TSKH Vũ Minh Giang đã nhận các danh hiệu của Pháp ......(?)



Đại sứ quán Cộng hoà Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng:

1.Huân chương Quốc công cho GS.VS Đào Trọng Thi - Giám đốc ĐHQGHN

2.Giải thưởng Cành cọ Hàn lâm cho GS.TSKH Vũ Minh Giang và GS.TS Mai Trọng Nhuận - Phó giám đốc ĐHQGHN.


KẾT NỐI:

ĐHQGHN tự nhận Đại học Việt Nam (cơ sở đại học của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Đại học Đông dương (cơ sở đại học của 3 nước Đông dương thời thực dân Pháp đô hộ Việt Nam những năm đầu thế kỷ 2o) có cùng nguồn gốc là không đúng trạng thái lịch sử , không đúng với các giai đoạn văn hóa giáo dục trong nền văn hóa Việt Nam, không phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh trong Văn hóa giáo dục

1.
a- Đại học Đông dương do người Pháp ra quyết định thành lập.
b- Đại học Quốc gia Hà Nội do người Việt Nam ra quyết định thành lập.
2.
c. Đại học Đông dương dùng tiếng Pháp trong giảng dạy & nghiên cứu.
d. Đại hoc Quốc gia Hà Nội dùng tiếng Việt là chủ yếu trong giảng day & nghiên cứu.
3.
e. Đại học Đông dương có mục đích giáo dục, chương trình và phương pháp đào tạo không giống Đại học Quốc gia Hà Nội xét về nguồn gốc và bản chất.
4.
g. Xem Đại Quốc gia Hà Nội có nguồn gốc từ Đại học Đông dương là không phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục (xin đọc các giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh đang dùng trong các trường Đại học ở Việt Nam)

Căn cứ vào luận cứ lịch sử:
a. Đai học Quốc gia không thể có nguồn gốc từ Đại học Đông dương.
b. Lập luân xem Đại học Quốc gia Hà Nội có 100 năm tồn tại và phát triển là phản khoa học.

Căn cứ vào thực tiễn
a. Nếu Đại học Quốc gia kỷ niệm 100 năm thì các trường khác cũng phải kỷ niêm 100 năm (hoặc gần 100 năm) như:
b. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
c. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
d. Trường Đại học Y Hà Nội
e. Trường Đại học Nông nghiệp...

Căn cứ vào đội ngũ giảng dạy
Cuốn chân dung một thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ nêu hai nhân vật nước ngoài có liên quan đến Đại học Đông dương một là nghệ sĩ một là nhà khoa học: Victor Tardieu (họa sĩ)và Alexandre Yersin (bác sĩ). Một cuốn sách như vậy không phản ánh nguồn gốc 100 năm của Đại học Quốc gia Hà Nội - Đây là vấn đề cho phép nhân dân suy nghĩ về sự thật và lịch sử, lô gich và lịch sử, quyền lợi và lịch sử, học vị và lịch sử.

Tóm lại việc xem Đại học Quốc gia Hà Nội có nguồn gốc từ Đại học Đông dương là một vấn đề quá buồn cười làm nhiều em học sinh không muốn học môn sử do ông Vũ Minh Giang dạy.


Trung Thưc