Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010

THAM NHŨNG "VẶT" TRONG GIÁO DỤC VÀ VỤ VIỆC VŨ MINH GIANG - CHU THỊ THỊ THANH TÂM Ở ĐHQGHN

Tham nhũng “vặt” trong giáo dục bắt đầu từ... cư xử
(Dân trí) - “Dường như sai phạm và tham nhũng “vặt” trong giáo dục không nổi bật, có thể chấp nhận được. Tỷ lệ phụ huynh sẵn sàng chi những khoản ngoài quy định khá phổ biến” - đại biểu Chương trình đối thoại về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục nhận định.
Giáo dục dễ xảy tham nhũng vì “cung - cầu”… tự nguyện

Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) đề cập, Việt Nam xác định giáo dục là chiến lược quan trọng của quốc gia trong 5 - 10 năm tới vì phải phát triển “đại nhảy vọt” trong giáo dục mới đủ nguồn nhân lực cho xây dựng đất nước. Đấu tranh phòng chống tham nhũng trong bối cảnh nhiều thay đổi không đơn giản.

WB dẫn chứng 6/11 dự án về đầu thầu mua sắm thiết bị trong ngành được Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) kiểm toán “có vấn đề”.


Khái quát mức độ tiêu cực xảy ra trong ngành, phía WB nhận định: “Dường như sai phạm và tham nhũng “vặt” trong ngành không lấy gì làm nổi bật và có thể chấp nhận được. Tỷ lệ phụ huynh sẵn sàng chi trả những khoản ngoài quy định để lo việc học hành cho con khá phổ biến. Tâm lý “chạy” trái tuyến cho con có điều kiện học tốt hơn cũng là một cơ chế nảy sinh tiêu cực”.

Đại diện của Tổ chức minh bạch quốc tế nêu vấn đề, tỷ lệ người cảm nhận có tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục vẫn rất cao. Tính phức tạp đặc trưng của tham nhũng trong ngành vì mô hình “thỏa thuận” tự nguyện giữa 2 bên cung và cầu. Giáo viên dễ dàng nhận tiền vì phụ huynh học sinh cũng dễ dàng chấp nhận việc đưa hối lộ để con cái được đối xử đặc biệt hơn.

Đại sứ Đan Mạch Peter Hanssen tỏ ý đồng tình về vấn đề lương thưởng của cán bô giáo dục. Theo kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ, hầu hết giáo viên đều nói tiền lương không đủ cho nhu cầu sinh hoạt. Trong khi tham nhũng, hối lộ xảy ra từ 2 phía, người đưa tiền có nhu cầu “mua” chế độ dịch vụ đặc biệt cho con em mình còn giáo viên cũng dễ dàng nhận vì áp lực trang trải cuộc sống.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận phân trần, đấu tranh chống tham nhũng trong ngành thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Khối giáo dục phổ thông sẽ nhắm tới chống tiêu cực trong việc tuyển sinh đầu cấp, học phí, học thêm còn giáo dục đại học lại cần quan tâm tới gian lận bằng cấp, chạy điểm tốt nghiệp. Khu vực thành phố sẽ nóng về về vấn đề chạy trường, trái tuyến trong khi ở những vùng núi, vùng sâu phải tập trung vào các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia.

“Tham nhũng vặt” cần giải quyết từ văn hóa

Tổng kết chương trình đối thoại về phòng chống tham nhũng năm ngoái (tập trung vào lĩnh vực y tế), đại sứ Thụy Điển đặt câu hỏi: “Tham nhũng ở Việt Nam có thực sự cải thiện khi chỉ số minh bạch cảm nhận được về tham nhũng của năm 2009 so với năm 2004 không tiến triển nhiều?.


Ông Rolf Bergman cảnh báo, tham nhũng vẫn làn tràn, phổ biến ở tất cả các cấp chính quyền. Văn hóa phong bì vẫn rất phổ biến trong khu vực dịch vụ công. Các ngành công an, y tế, hải quan… đều có hiện tượng người dân phải trả thêm những khoản ngoài phí quy định để nhận được những dịch vụ đáng ra mình được phục vụ.

Những điểm đột phá đã làm được như xây dựng hệ thống thể chế, quy định chống tham nhũng theo đại sứ Thụy Điển mới chỉ là công việc trên giấy tờ.

Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền “bác” nhận định này vì cho rằng thể chế có minh bạch mới tác động được tới hoạt động quản lý. Khép chặt công tác quản lý là quy trình sau để ngăn chặn tham nhũng. Ông Truyền cũng khẳng định Chính phủ đã chú trọng chấn chỉnh quản lý như các các lĩnh vực triển khai vốn ODA, khai thác khoáng sản…

Đại sứ Australia trích báo cáo cho thấy tham nhũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam, làm thất thoát 1 - 2% tốc độ tăng GDP mỗi năm trong khi cả nước phải nỗ lực vất vả mới tạo ra được con số tăng trưởng đó.

Giải pháp chống tham nhũng được tư vấn là xây dựng chế độ bảo vệ người chống tham nhũng cũng như Luật tiếp cận thông tin.

Đại sứ Thụy Sỹ cũng nhấn mạnh chỉ số công bố của Tổ chức minh bạch quốc tế năm 2009, Việt Nam được 2,77 điểm, đứng thứ hạng không cao trong số 180 nước so sánh. Tuy nhiên, ngài đại sứ Thụy Sỹ cũng xác nhận, về góc độ lập pháp, Quốc hội Việt Nam thậm chí đã làm được nhiều hơn Quốc hội Thụy Sỹ để tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trước cả nước.

Đại diện ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì đánh giá, tỷ lệ tham nhũng trong ngành y tế và giáo dục ở Việt Nam vẫn đang xảy ra hàng ngày, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, gọi dưới tên là “tham nhũng vặt”. Phía ADB đánh giá, việc này phần nào là do tác động từ văn hóa cư xử, hành vi, nhận thức của người dân với những hiện tượng tiêu cực.

Phó trưởng ban chỉ đạo TƯ về PCTN Vũ Tiến Chiến xác nhận, tình hình tham nhũng hiện vẫn nghiêm trọng, phức tạp, chưa đạt được kết quả như mục tiêu đề ra. Nêu quan điểm về chỉ số xếp hạng của Tổ chức minh bạch Thế giới, ông Chiến cho rằng, sau 3 năm thực hiện Luật PCTN, Việt Nam đã cải thiện dần thứ hạng từ 123 - 121 - 120, tuy chậm nhưng rõ ràng có bước tiến triển. Chính phủ cũng đang xúc tiến xây dựng luật tiếp cận thông tin.

P. Thảo
Kết nối@
Hành vi bảo kê các đề tài yếu kém và tiến sĩ yếu kém của Vũ Minh Giang chính là hành vi tham nhũng “vặt’.
Nếu thực hiện đề tài “Khảo sát các đề tài Nghiên cứu không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, mục tiêu & mục đích nghiên cứu, những đề tài đạo văn”, chúng ta sẽ có luận cứ và luận điểm chắc chắn về hành vi tham nhũng trong giáo dục Đại học.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng vụ việc Vũ Minh Giang – Chu Thị Thanh Tâm ở ĐHQGHN

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

VỤ VIỆC BÊ BỐI VŨ MINH GIANG & CHU THI THANH TÂM ĐÃ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN UY TÍN CỦA ĐHQGHN

Tỷ lệ “chọi” vào 7 trường, khoa ĐH Quốc gia Hà Nội
(Dân trí) - Ngày 26/5, ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi vào 7 trường, khoa thành viên. Ông Vũ Viết Bình, Phó trưởng phòng đào tạo của trường cho biết, hồ sơ đăng ký dự thi vào trường năm nay giảm khoảng 12%.

Kết nối@:
Nguyên nhân là qua thông tin truyền thông và khảo sát thực tế, phụ huynh học sinh và học sinh thấy đúng là Trường ĐHQGHN do Phó Giám đốc Vũ Minh Giang quản lý vi phạm những vấn đề sau.
1. Chấp nhận dùng người không có chuyên môn dạy môn cơ bản.
2. Bảo kê tiến sĩ yếu kém và Đề tài NCKH yếu kém và phản giạoduc
3. Bảo kê phản biện thiếu chuyên môn và đạo đức
4. Không phân biệt được đúng sai trông NCKH và Đào tạo.
5. Dùng người học tiến sĩ rồi bỏ nghề đi buôn vặt hàng chục năm ở Liên Xô để dạy môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam
6. Xuất bản sách dối trá Nhân dân và các thầy giáo, các nhà khoa học chân chính.

Thông tin bổ sung:
Nếu các vị phụ huynh chưa biết xin mời xem;
1.Báo Quân đội nhân dân cuối tuần
2. Báo Thể thao & Văn hóa
3. Báo Giáo duc & Thời đại
3. 'Kinh tế Nông thôn"

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

TIẾN SĨ (HOẶC TSKH) NẾU GIẢNG DAY VÀ NÓI CHUYỆN KHÔNG ĐÚNG CHUYÊN MÔN THEO BẰNG CẤP NÊN HỌC TẬP GS.TS LÊ VĂN HÓA

Có một vị giáo sư Việt kiều đã đủ đầy danh vọng và địa vị nhưng vẫn quyết định dành 9 năm trời “cắp sách đi học lại” để nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sĩ về Cách mạng tháng Tám và luận án tiến sĩ về Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, PV đã phỏng vấn ông - Giáo sư, Tiến sĩ Việt kiều Mỹ Lê Văn Hóa.
Ông có thể cho biết lý do nào đưa ông tới quyết định nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?
Khi quyết định bảo vệ luận án tiến sĩ về “Nền tảng văn hóa dân tộc trong tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh”, tôi đang là Giáo sư, Chủ nhiệm bộ môn Vật lý và Y học hạt nhân tại Đại học Y khoa Chi-ga-cô (Mỹ). Hồi còn học tiểu học và trung học trong nước, tôi đã say mê môn lịch sử, nhất là giai đoạn các bậc tiền bối yêu nước đứng lên phất cờ khởi nghĩa đánh giặc ngoại xâm. Hồi đó, học thuộc lòng hai tác phẩm nổi tiếng “Hịch tướng sĩ” và “Bình Ngô đại cáo”, tôi đã rất ngưỡng mộ các bậc tiền bối anh hùng nên sau này khi có điều kiện về nước, tôi đã học hỏi và dành rất nhiều thời gian nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ ngày lập quốc cho đến đại thắng mùa Xuân năm 1975. Con đường đó dẫn tôi tới với công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh, vị Anh hùng của dân tộc Việt Nam là như vậy.

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Hóa.
Vậy trong nhiều nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh, tại sao Giáo sư lại chọn những giá trị truyền thống và văn hóa dân tộc trong tư tưởng của Người để nghiên cứu?
Tôi muốn có thêm dẫn chứng để chứng tỏ sự vô lý trong lập luận của một số nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng “việc xâm nhập của Chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào cuộc cách mạng Tháng Tám và đề cao phong trào Cộng sản đã phá hủy nền móng truyền thống lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam”. Tôi đã thành công trong việc chứng minh họ “đã sai” trong một nghiên cứu trước đó của mình về “Những đặc trưng truyền thống của cuộc Cách mạng Việt Nam tháng Tám năm 1945”. Trong đó, tôi đã bác bỏ việc các nhà nghiên cứu phương Tây nhấn mạnh rằng, có sự “gián đoạn” trong lịch sử Việt Nam hay sự “cắt đứt” lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam với việc áp dụng chiến lược và chiến thuật của chủ nghĩa Mác-Lê nin để thay đổi toàn bộ lịch sử của đất nước cũng như giá trị văn hóa của dân tộc. Theo tôi cuộc Cách mạng tháng Tám có tính “kế thừa” lịch sử truyền thống, đó là sự nối tiếp tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của người Việt Nam đã có từ ngàn xưa.
Hồ Chí Minh đã dùng đạo đức con người nhân bản của mình vốn được hấp thụ sâu đậm văn hóa và luân lý đạo đức Nho giáo trong thời niên thiếu và thanh niên ở quê nhà trước khi ra đi tìm đường cứu nước, và đã mang theo một di sản văn hóa dân tộc để sau này về nước làm cách mạng giải phóng quê hương.
Hồ Chí Minh đã áp dụng rất hữu hiệu chủ nghĩa Mác-Lê nin để làm chiến thuật và chiến lược cho tổ chức chức cách mạng thành công. Thành công đó đã dựa vào nền tảng văn hóa tranh đấu, truyền thống bất khuất ngàn năm của dân tộc, để dung hòa tư tưởng thực dụng hữu hiệu của một hệ chính trị hiện đại với sự thay đổi xã hội chính trị cần thiết, mà không làm xáo trộn căn bản văn hóa truyền thống của dân tộc.
Sống xa quê hương lâu như vậy, việc lựa chọn giá trị truyền thống dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu liệu có phải là một quyết định phù hợp?
Chính người mẹ không biết đọc, không biết viết của tôi đã nuôi dưỡng tình cảm với truyền thống văn hóa dân tộc từ thuở thiếu thời, qua những câu ca dao, ngụ ngôn, tục ngữ của nền văn học bình dân truyền khẩu phong phú của quê hương miền Trung của tôi.
Quả thực tôi đã trải qua 9 năm (1981-1989) lao lực, vừa làm việc, vừa học tập, tham khảo, nghiên cứu để đáp ứng sự đòi hỏi khắt khe của hai trường Đại học ở Mỹ để hoàn thành các nghiên cứu. Thành quả tôi được bù đắp đó là đã thuyết phục được Hội đồng Giáo sư xét duyệt đề tài cực kỳ nghiêm khắc ở Khoa Chính trị học của trường Đại học Tây Bắc (Northwestern University). Và sau 6 năm, từ 1983 đến 1989, tôi đã bảo vệ thành công luận án với lời phê “nghiên cứu có giá trị khoa học”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng tới cá nhân ông như thế nào?
Đối với tôi, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải xuất phát từ tâm nguyện của mỗi người, không phải chỉ vì được kêu gọi, được khuyến khích thì mới biết học và biết làm điều tốt. Tôi từng được mời tới Paris dự một hội nghị về Hồ Chí Minh có đông đảo bà con kiều bào tham dự. Tại đây tôi đã cảm nhận được một sự đồng cảm của họ, đó là cùng tâm nguyện, noi gương Bác để cùng nhau làm những việc “trung với nước, hiếu với dân”, hướng về quê cha đất tổ.
Ông có ấp ủ dự định tiếp tục nghiên cứu về Hồ Chí Minh?
Tôi vẫn đang tiếp tục học hỏi, nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn sự “cộng hưởng tinh thần” của Hồ Chí Minh đối với toàn thể nhân dân. Muốn nghiên cứu sâu rộng phương thức tài tình của Người trong việc huy động thành công tất cả mọi tầng lớp đồng bào đồng tâm, đồng chí đoàn kết để tranh đấu cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Tôi cũng đang tham khảo tài liệu để nghiên cứu về ba người học trò gần gũi nhất của Hồ Chủ tịch là Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và những đóng góp của họ trong sự thành công của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của Hồ Chí Minh.
Xin cảm ơn Giáo sư.
Theo Mỹ Hạnh
Quân đội nhân dân
Kết nối @
Khi là Chủ nhiệm bộ môn Vật lý và Y học hạt nhân tại Đại học Y khoa Chi-ga-cô (Mỹ) , thì ông Lê Văn Hóa là Giáo sư , Tiến sĩ. Theo lo gích học thuật thì mặc dù là Giáo sư Tiến sĩ, ông cũng không thể dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Đại học.
Khi học về Cách mạng tháng Tám, thời gian đầu quy định, ông phải là "Cử nhân" khoa lịch sử hoặc khoa chính trị học ? Thời gian này từ góc độ đào tạo và văn bằng thì khi tham gia vào bàn luận học thuật lịch sử cách mạng Việt Nam ông chỉ là Cử Nhân (Không phải là Tiến sĩ)
Có thực tế đáng lưu ý là Một Cử nhân có thể giỏi hơn một Tiến sĩ.
Cử nhân là nhà báo, nhà văn hoặc nhà chính trị, có thể giỏi hơn nhiều so với Tiến sĩ (không có năng lực phát triển tư tưởng luận án của mình đã chuyển sang ngành khác làm việc) khi bàn về Văn hóa Việt Nam.
Ví dụ TSKH Vũ Minh Giang ( Người không phát triển tư tưởng trong luận án của mình) khi nghiên cứu về Văn hóa Việt Nam - theo lô gích thì ông này cũng chỉ tồn tại trong bằng cấp " Cử nhân" thôi . Bởi vì ông này không phải là Giáo Sư, Tiến sĩ Khoa học về Văn hóa học.
Có một điều, chúng ta cần lưu ý, ông này đã bảo kê cho phép Tiến sĩ bỏ nghề, không nghiên cứu gì hàng chục năm nay, chỉ đi buôn vặt ở Liên xô, để dạy môn "Cơ sở Văn hóa Việt Nam" với cái danh: Thầy dạy môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam là tiến sĩ đã từng học ở Liên Xô
Có một điều nữa. Người có học vị Tiến sĩ theo chuyên môn X nhưng lại dạy chuyên môn Y, mặc dù trình độ chuyên sâu yếu hơn cử nhân có chuyên môn sâu của môn Y , nhưng vẫn được đánh giá cao hơn bằng cách trả nhuận giảng cao hơn cử nhân (Đây là điều phi lý,và bất công)

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010

VỤ VIỆC VŨ MINH GIANG & CHU THI THANH TÂM PHẢN ÁNH SỰ YẾU KÉM TRONG QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ĐHQGHN

ĐH Khoa học Huế: Buộc thôi học 107 sinh viên hệ tín chỉ
(Dân trí) - Ngày 10/5, Phòng đào tạo - Công tác sinh viên Trường đại học Khoa học Huế cho biết toàn trường đã có 107 SV hệ tín chỉ bị buộc thôi học.
Trước đó, ĐH Huế đã quyết định buộc thôi học đối với 202 SV toàn trường đại học Khoa học Huế (ĐHKH Huế) vào ngày 15/12/2009. Trong số này có 139 sinh viên năm 2 thuộc khóa 32 (khóa đầu tiên đào tạo theo hệ thống tín chỉ theo Quy chế 43 của Bộ GD-ĐT). Những SV này bị buộc thôi học với lý do kết quả học tập kém, không đủ điều kiện tiếp tục theo học.
Trước tình trạng SV bị buộc thôi học quá nhiều, trường ĐHKH Huế đã đề nghị ĐH Huế cho phép rà soát và tổ chức thi lại đối với các SV nói trên. Đến ngày 7/4/2010, chỉ còn 107 SV bị buộc thôi học và trả về địa phương theo quyết định của ĐH Huế.
Hiện tại, trong 107 SV bị đuổi học này, cơ quan chức năng sẽ xem xét lại quyết định vì có 3 SV bị cộng nhầm điểm và có 6 SV là người Lào theo học hệ chính quy hợp đồng.
Theo Phòng Đào tạo - Công tác sinh viên ĐHKH Huế, số SV đào tạo theo hệ tín chỉ thuộc diện phải thôi học này chỉ còn cách là chuyển cấp đào tạo xuống các trường cao đẳng, thi lại đại học hoặc trở về địa phương.
Đại Dương

KẾT NỐI@
(Cơ sở diễn ngôn Việt) Đến nay, Trường Đại học quốc Gia Hà Nội vẫn chưa xử lý TS. Chu Thị Thanh Tâm yếu kém ( Trình độ đọc sách không bằng sinh viên năm thứ nhất)
bởi sự kiên trì bảo kê tiến sĩ yếu kém và đề tài khoa học yếu kém cấp ĐHQG của ông Vũ Minh Giang – Phó Giám đốc ĐHQGHN