Thứ Hai, 15 tháng 12, 2008

“Cải tiến tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ”

Bên lề hội thảo “Cải tiến tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ” do đại học Quốc gia TPHCM tổ chức hôm 10/12:

Giáo sư Phạm Phụ thẳng thắn: “Tôi biết tôi sẽ trở thành thiểu số khi nói rằng đào tạo tiến sĩ không nhất thiết phải đáp ứng nhu cầu xã hội. Làm tiến sĩ là làm nghiên cứu khoa học, kết quả có thể 10 năm, 20 năm, thậm chí 50 năm sau mới đánh giá được. Thế giới hiện đã xuất hiện xu hướng đào tạo tiến sĩ không cần bảo vệ luận án. Người ta làm nghiên cứu chỉ để phát hiện và công bố những phát hiện đó cho nhân loại, ngoài ra không có mục tiêu nào khác”.

GS.TS Lê Huy Bá thuộc trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhìn nhận: “Hầu hết các luận án tiến sĩ bảo vệ thành công đều mang phần hữu hảo, nhân nhượng. Người ta bảo nhau: thời buổi thóc cao gạo kém này mà bỏ tiền, bỏ công sức ra làm ba năm luận án cũng là đáng nể rồi (?)”.

1 nhận xét:

phuong nói...

đứng dưới quan điểm của một sinh viên mới bước vào cánh cổng trường đại học em chưa có nhìn nhận thật sự thấu đáo về vấn đề " cải tiến tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ" nhưng em xin trình bày một số quan điểm của mình về vấn đề trên như sau: 1. Những người làm luận án tiến sĩ nên hướng tới tính hữu dụng của đề tài nghiên cứu hơn là cái danh tiến sĩ đang chờ họ.
2. nhà nước nên bỏ mục tiêu đào tạo số lượng 20000 tiến sĩ đến năm 2020 mà nên chú ý đến chất lượng đào tạo vì việc nghiên cứu là tự nguyện và người nghiên cứu muốn làm tốt đề tài của mình thì trước hết bản thân họ phải thực sự có năng lực.
3.mọi người không nên có những quan niệm sai lầm rằng chỉ những người có học vị cao mới có thể lãnh đạo tốt. Thực tế thì một người chỉ cần có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm làm việc là có thể làm tốt được chuyên môn của mình.
4.cần xác định rõ ràng mục tiêu đào tạo tiến sĩ đó là tạo ra một đội ngũ trí thức có trình độ cao để phục vụ cho việc giáo dục đại học tránh tình trạng đi theo phong trào làm lãng phí nguồn nhân lực, lạm phát văn bằng tiến sĩ. Tốn chi phí đào tạo.